TIN TỨC – SỰ KIỆN

Cách để xác định kỹ năng, chuyên môn, sở thích bản thân

Cũng như bài trước công ty đã gọi ý giới thiệu các bạn các bạn “Mẹo tìm việc”, trong đó bao gồm 4 bước: Xác định kĩ năng, sở thích, chuyên môn; chuẩn bị hồ sơ; chuẩn bị và thực hành phỏng vấn; phỏng vấn và nhận việc thì hôm nay công ty sẽ tiến hành phân tích từng bước. Đầu tiên chính là xác định được sở thích, chuyên môn và kĩ năng của bản thân.

Thế mạnh của bạn là gì?

Trình độ chuyên môn bạn như thế nào?

Tại sao bạn lựa chọn công ty chúng tôi để xin việc?

…….

Hàng vạn câu hỏi đặt ra nhưng câu trả lời vốn có sẵn trong mỗi người nhưng lại không thể trả lời khi hỏi đến do các bạn chưa nhận ra được trình độ chuyên môn, kĩ năng và sở thích của mình. Sở thích, kĩ năng, trình độ chuyên môn được xem là 3 yếu tố cơ bản, là nền tảng để ứng viên có thể lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Mỗi yếu tố như là một cánh tay đắc lực để các bạn có thêm đôi cánh nên hôm nay Điểm Nhấn Group sẽ chia sẽ với các bạn một cách để xác định được 3 yếu tố này của bản thân mình đang nằm ở mức độ nào để mà lựa chọn một công việc phù hợp.

Kỹ năng là yếu tố bổ trợ cho trình độ chuyên môn của bạn. Mỗi ngành sẽ có những yêu cầu về kĩ năng mềm khác nhau và có phạm trù riêng của mình. Một số ví dụ cụ thể như là nếu như đối với ngành nghề văn phòng thì sẽ yêu cầu kĩ năng văn phòng chính là Word, Excel, đối với ngành kế toán thì thiết yếu thì sử dụng các phần mềm kế toán (MISA, Fast; Bravo; Effect..v.v), còn đối với ngành sale thì đòi hỏi bạn phải có kĩ năng sale và thu hút khách hàng, còn nhân viên media thì yêu cầu phải biết quay dựng, chỉnh sửa và sử dụng các phần mềm editor cũng như các loại máy camera. Nói tóm lại thì kỹ năng mềm là phần không thể thiếu đối với một nhân viên khi đi làm. Nên, bạn hay cố gắng trao dồi kĩ năng nhiều nhất có thể trong quá trình học hỏi hay trong cuộc sống.

Sở thích là một phần quan trọng nhưng không bắt buộc trong CV xin việc và hầu hết ứng viên đều khá thoải mái khi viết nội dung cho phần này. Trên thực tế, nếu biết tận dụng một số mẹo hữu ích thì bạn có thể dựa vào phần sở thích trong CV để “đánh bóng” bản thân và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Một mẹo nhỏ đó chính là hãy đưa những sở thích có thể thích có thể hiện tư duy, khả năng thích ứng với công việc, có thể khả năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề…v.v. Ví dụ cụ thể là trong ngành hành chính nhân sự thì sẽ cần tố chất tương tác, kết nối, hoạt náo tổ chức sự kiện, đối với ngành Designer thì những Portfolio chính là điểm mạnh để thể hiện năng lực của bản thân.